Quý khách hàng cần nắm được kiến thức cơ bản khi sử dụng máy nén khí như sau:
– Áp suất máy nén khí cao ảnh hưởng rất nhiều đến điện năng tiêu thụ bởi áp lực cao khiến cho thời gian hoạt động của máy dài hơn điều này dẫn đến tốn nhiều điện năng hơn, ngoài ra nếu cài đặt áp suất máy nén khí cao thì lưu lượng của máy nén khí sẽ giảm vì áp suất và lưu lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
– Đặc biệt việc lựa chọn sai áp suất của máy nén khí nếu không đúng với nhu cầu công việc sẽ tác động lớn đến các thiết bị sử dụng khí của chúng ta, ví dụ như các thiết bị máy móc của quý khách hàng chỉ dùng áp lực 8 bar mà chúng ta dùng máy 12 bar sẽ khiến các thiết bị nhanh hỏng và ngược lại các thiết bị dùng áp lực 12 bar mà chúng ta dùng máy nén khí áp 8 bar thì không đủ lực cho thiết bị hoạt động, nghiêm trọng hơn là trường hợp bình chứa và thiết bị dẫn khí của quý khách chịu được áp lực 7-8 bar nhưng quý khách hàng lắp loại máy áp 12 bar và sẽ gây hư hại đường dẫn khí và bình chứa có thể làm bục, làm nổ ảnh hưởng đến an toàn lao động và tính mạng con người cũng như thiệt hại về kinh tế cùng nhiều hệ lụy khác . . .
– Việc lựa chọn áp suất máy nén khí và cách chỉnh áp suất máy nén khí đúng ngay từ đầu ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống khí nén của quý khách.
Áp suất hệ thống khí nén không đủ hoặc đột nhiên máy có sự cố, sau đó áp suất khí nén thiếu hụt khiến cho hiệu suất máy sản xuất của bạn kém đi hoặc gây lỗi sản phẩm sản xuất ra. Khi đó bạn phải có cách chỉnh áp suất máy nén khí như thế nào ? Bạn phải lựa chọn áp suất máy nén khí lúc ban đầu như nào để tránh tình trạng thiếu khí? Những lưu ý về cài đặt áp suất máy nén khí tôi sẽ trình bày chi tiết dưới đây
LỰA CHỌN ÁP SUẤT MÁY NÉN KHÍ
Áp suất khí nén và lưu lượng khí nén là hai đại lượng chính của máy nén khí. Chúng có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Áp suất cao thì lưu lượng giảm và ngược lại áp suất thấp thì lưu lượng khí nén gia tăng. Rất nhiều người nhầm tưởng áp suất khí nén và lưu lượng khí tỷ lệ thuận nên luôn có xu hướng ưu tiên các máy có áp lực cao. Cho nên khi chọn máy nén khí luôn yêu cầu loại máy nén khí có áp lực rất cao từ 10-12 kg/cm2( bar). Thực tế trong nhà máy áp lực thông thường cho hoạt động sản xuất chỉ dùng áp lực 7-8 kg/cm2(bar). Mọi người nghĩ rằng chọn áp suất cao từ đầu nguồn có tổn hao đến cuối nguồn là vừa. Hoặc nhiều nhà máy lưu lượng khí bị thiếu dẫn đến áp lực của máy nén khí không lên đạt theo yêu cầu. Do vậy họ luôn yêu cầu áp lực của máy nén khí rất cao so với nhu cầu sử dụng thực tế nhưng như vậy là lãng phí và không phù hợp với yêu cầu sử dụng khí của các thiết bị trong nhà máy của quý khách. Máy nén khí có 4 dòng áp lực chủ yếu như sau:
– Dòng máy nén khí áp lực 7.5 kgf/cm2: Dòng máy nén khí này có áp lực max đạt 7.5 bar. Áp lực chạy ổn định từ 6-7 bar. Khoảng 80% các nhà máy dùng áp lực trong xưởng từ 5-7 bar.
– Dóng máy nén khí áp lực 8.5 kgf/cm2: Dòng máy nén khí này có áp lực max đạt 8.5 bar. Áp lực chạy ổn định từ 6-8 bar. Số lượng nhà máy sử dụng áp 8 bar cũng không nhiều, chỉ một số bộ phận dùng đến 8 bar hoặc nhiều nhà máy cẩn thận chọn áp lực cao này để phòng ngừa tổn hao trên đường ống.
– Dòng máy nén khí áp lực 10kgf/cm2: Dòng máy nén khí này có áp lực max đạt 12 bar. Áp suất chạy ổn định từ 8-10 bar. Rất ít nhà máy yêu cầu áp lực cao như này.
– Dòng máy nén khí áp lực 14kgf/cm2: Dòng máy nén khí trục vít áp lực cao 14bar. Áp lực này rất ít nhà máy sử dụng. Nhiều nhà máy sử dụng áp lực cao thì cao hẳn 30-40 bar hoặc 200-300bar. Khi đó phải sử dụng máy nén khí cao áp.
Việc chọn lựa máy nén khí đúng ngay từ ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Một trong những tiêu chí đầu tiên cho việc chọn máy nén khí là lựa chọn áp suất của máy nén khí. Lựa chọn áp suất máy nén khí đúng với nhu cầu sử dụng giúp cho hệ thống khí nén của bạn có tuổi thọ dài lâu hơn. Hơn thế nữa còn làm cho chi phí đầu tư mua máy giảm và tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng.
CÁCH CHỈNH ÁP SUẤT MÁY NÉN KHÍ
– Cách chỉnh áp suất máy nén khí đúng: Việc đặt áp suất máy nén khí đúng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ máy nén khí. Áp suất khi máy chạy có tải và áp suất khi máy chạy không tải ( áp lực trên và áp lực dưới hay còn gọi là áp suất đóng và áp suất cắt) phải chênh nhau từ 0.8-1 bar. Nếu cài đặt biên độ dao động của áp suất đóng và áp suất cắt quá sát nhau sẽ gây ra tình trạng máy đóng ngắt liên tục. Máy mà đóng ngắt liên tục lâu ngày sẽ bị hỏng van hút và nặng hơn nữa là hỏng động cơ chính, hư hại đầu máy do làm việc nhiều dẫn đến ma sát lớn và sinh nhiệt làm hỏng.
– Chỉnh áp suất máy nén khí ở vị trí nào ? đa số máy nén khí được chỉnh áp suất thông qua rơ le áp suất khí nén hoặc van điều chỉnh áp suất ( modulator valve). Các máy hiện đại ngày nay thì cách chỉnh áp suất máy nén khí rất đơn giản là bấm nút trên màn hình điều khiển. Những máy này không sử dụng van điểu chỉnh áp suất cơ như trước nữa mà thay vào đó là van điện từ, điều chỉnh áp suất máy nén khí theo tín hiệu điện.
+ Điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua công tắc áp suất hoặc rơ le áp suất: Công tắc áp suất hoặc rơ le áp suất khí nén chủ yếu được sử dụng cho máy nén khí piston hoặc máy nén khí trục vít đời cũ trước kia. Chúng được điều chỉnh theo cách thức bật tắt hoặc vặn thông thường. Đây có lẽ là cách chỉnh áp suất máy nén khí đơn giản và dễ dàng nhất.
+ Điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua van điều chỉnh áp suất ( Modulator Valve): van điều chỉnh áp suất modulator valve thường được dùng trong máy nén khí trục vít.
Cấu tạo chi tiết bên trong của van điều chỉnh áp suất máy nén khí:
+ Điều chỉnh áp suất đóng cửa hút thực chất là điều chỉnh độ căng của lò xo 3 để tăng hay giảm lực ép xuống thanh lõi 4a để giữ chốt của lõi 4b đóng khít cửa khí giữa 5. Khi áp lực khí vào đường IN đủ lớn để thắng được lực ép lò xo 3, cửa khí 5 sẽ mở ra, khí nén sẽ thoát ra đường OUT để đẩy cửa hút đóng lại, máy nén khí trục vít chuyển sang giai đoạn chạy không tải.
Các điều chỉnh áp suất máy nén khí trục vít bằng van điều chỉnh được thực hiện như sau:
- Nới lỏng ê-cu hãm số 2
- Xoay núm vặn 1 theo chiều kim đồng hồ để tăng hoặc ngược chiều kim đồng hồ để giảm
- Siết lại ê-cu hãm số 2
Lưu ý:
- Không chỉnh áp suất đóng cổ hút quá cao (theo kinh nghiệm là không quá 15% so với định mức của nhà sản xuất)
- Việc điều chỉnh áp suất có thể được thực hiện khi dừng máy hoặc máy đang chạy không tải
- Van an toàn có thể xả khí khi áp suất đặt cao..
+ Điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua nút bấm ( van điện từ- tín hiệu điện): Các dòng máy nén khí hiện tại từ năm 2010 trở đi chủ yếu sử dụng tín hiệu điện của van điện từ để điều chỉnh áp suất máy nén khí. Cách chỉnh áp suất máy nén khí của các máy dòng này rất đơn giản chỉ thông qua nút bấm trên bảng điều khiển hoặc trên màn hình cảm ứng của máy. Hơn thế nữa, tín hiệu điện của van điện từ chính xác hơn rất nhiều so với van cơ trước kia.
Trên đây là các cách chỉnh áp suất máy nén khí cho các dòng máy nén khí khác nhau. Nếu quý khách không thực hiện được vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn trực tiếp hoặc cử kỹ sử xuống xử lý trực tiếp.